Hoạt động xã hội của Phụ nữ Việt Nam Phụ_nữ_Việt_Nam

Tổ chức

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1930. Là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế, thành viên Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).

Hệ thống tổ chức gồm 4 cấp:

  • Cấp trung ương
  • Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là cấp tỉnh)
  • Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi là cấp huyện)
  • Cấp xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi là cấp xã)

Những tên gọi trong lịch sử: Hội Phụ nữ Giải phóng (19301935), Hội Phụ nữ Dân chủ (19361938); Hội Phụ nữ Phản đế (19391941); Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (19411945).[5]

Các ngày kỷ niệm: Ngày 20 tháng 10Ngày 8 tháng 3 hàng năm.

Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ phối hợp hoạt động của Chính phủ giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.

Việt Nam đã ký Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Liên Hiệp Quốc.

"Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ"
— Chủ tịch Hồ Chí Minh, 8/3/1952

Văn hoá nghệ thuật

Hát ca trù Bắc Bộ.Sân khấu tuồng Nam Bộ.

Tính hoạt động nghệ thuật ở người phụ nữ Việt Nam có sự lồng ghép giữa các giai đoạn lịch sử, giữa dân tộc và thế giới mở hiện đại. Nghệ thuật có nguồn gốc từ nền văn hoá đa sắc tộc, phục vụ nhu cầu tinh thần cho chính dân tộc họ. Nghệ thuật thăng trầm cùng lịch sử vốn có nhiều giai đoạn chiến tranh và hoà bình. Người phụ nữ ở vào những hoàn cảnh xã hội nhất định đã đem đến những hiệu quả tinh thần, thông qua những hoạt động lao động nghệ thuật, bao gồm: Thể thao, Điện ảnh, ca múa nhạc, thời trang, điêu khắc, hội họa, ẩm thực, tiêu dùng, đối nhân xử thế...

Điện ảnh và sân khấu

Người Phụ nữ Việt Nam nổi bật trong các tác phẩm điện ảnh, được thể hiện đặc sắc theo suốt 3 thời kỳ:

Thời kỳ 1959 - 1975, tuy điện ảnh Việt Nam ra đời trong chiến tranh nhưng đã phát triển được nhiều tác phẩm nổi tiếng như Chung một dòng sông, Vợ chồng A Phủ, Con chim vành khuyên, Đường về quê mẹ, Nổi gió... Và là thời kỳ đầu của cả phim truyện, phim tài liệu và phim hoạt hình của Việt Nam, với nhiều tác phẩm giành giải thưởng tại liên hoan phim quốc tế.[6]

Thời kỳ 1976 - 1986, có nhiều biến động về kinh tế, xã hội, xuất hiện những mâu thuẫn vì tồn đọng cái cũ trong cái mới. Những tác phẩm điện ảnh ra đời nhưng đã có sự biến đổi mạnh mẽ về phong cách tiếp cận và khai thác đề tài về người phụ nữ. Được thể hiện khá rõ nét qua những bộ phim Mùa gió chướng, Chom và Sa, Hòn đất, Đứng trước biển, Chuyến xe bão táp,...

Thời kỳ từ 1987 đến nay là thời kỳ xóa bỏ bao cấp và hội nhập quốc tế, điện ảnh đã và đang phản ánh thực tế cuộc sống người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện tại. Một phần quay về với những số phận con người trong và sau chiến tranh như Anh chỉ có mình em, Bông hoa rừng Sác, Hà Nội 12 ngày đêm,... Phần khác là những người đàn bà trăn trở, vật lộn với cuộc sống mưu sinh trong phim "Giải hạn", "Hải Nguyệt"; sự sao nhãng cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội để lao vào một kiếp đời phù du của những cô gái nhảy đáng thương trong phim Gái nhảy; là nhân vật Dần, một điển hình cho người phụ nữ chịu thương, chịu khó, đức hạnh và dịu dàng trong phim Áo lụa Hà Đông...

Bên cạnh ngành điện ảnh, phụ nữ Việt Nam còn là lực lượng diễn viên chủ lực trên các sàn diễn kịch trường, hát dân ca, hát chèo, hát bội (hát tuồng) và hát cải lương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phụ_nữ_Việt_Nam http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:E7zz7gsT... http://netdepphunu.com/ http://www.nguoichilinh.com/Default.aspx?ID=0&cid=... http://phapluatviet.com/dich-vu-tu-van-luat/71-bat... http://www.voatiengviet.com/content/un-vietnam-gen... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2003/09/3b9cb4ca/ http://wayback.archive.org/web/20130523011134/http... http://web.archive.org/web/20061028001237/http://w... http://web.archive.org/web/20101213062351/http://w... http://web.archive.org/web/20110111163005/http://w...